CUNG CẤP VÀ THI CÔNG VỮA CHỐNG CHÁY

Thi công vữa chống cháy là một trong những bước quan trọng trong việc xây dựng các công trình an toàn cháy nổ. Vữa chống cháy được sử dụng để tạo ra một lớp chắn cháy, giúp giảm thiểu tối đa sự lan truyền của lửa và giữ an toàn cho con người cũng như bảo vệ tài sản trong trường hợp cháy xảy ra.

Vữa chống cháy là gì

Vữa chống cháy là loại vật liệu được sử dụng để ngăn chặn hoặc giảm thiểu sự lây lan của lửa và nhiệt độ trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn. Vữa chống cháy thường được làm từ các thành phần như xi măng, đá vôi, sỏi, tro bay, cát, vật liệu cách nhiệt và chất phụ gia chống cháy.

Cấu tạo của vữa chống cháy

Cấu tạo của vữa chống cháy thường bao gồm những loại vật liệu chính như:

  • Xi măng: Xi măng là thành phần chính của vữa chống cháy, và nó cũng có vai trò chính trong quá trình liên kết các thành phần khác lại với nhau.
  • Sỏi và đá vôi: Sỏi và đá vôi được có công dụng cung cấp độ cứng và độ bền cho vữa chống cháy.
  • Tro bay: Tro bay là sản phẩm phụ của quá trình đốt nhiên liệu trong các nhà máy điện. Tro bay được sử dụng để cung cấp tính năng cách nhiệt cho vữa chống cháy.
  • Cát: Cát được sử dụng để cung cấp tính năng chống nứt cho vữa chống cháy
  • Chất phụ gia chống cháy: Các chất phụ gia chống cháy, như nguồn gốc hydrocacbon, xenlulo… được sử dụng để tăng tính năng chống cháy của vữa.

Tầm quan trọng của vữa chống cháy cho công trình xây dựng

Trong khoảng thời gian gần đây tình trạng hỏa hoạn ở xưởng sản xuất, cửa hàng dịch vụ, chung cư xảy ra thường xuyên hơn… Việc thi công vữa chống cháy để bảo vệ công trình được xem như là một biện pháp hiệu quả trong quy trình phòng cháy chữa cháy, để hạn chế được rủi về tài sản và an toàn về tính mạng con người khi xảy ra hỏa hoạn.

Nếu công trình xây dựng không được thi công vữa chống cháy, nguy cơ hỏa hoạn có thể cao hơn trong trường hợp xảy ra cháy.

Quy trình thi công vữa chống cháy

Quy trình thi công vữa chống cháy

Bước 1: Xử lý trên bề mặt của khung sắt, thép, kim loại

Một trong những bước quan trọng nhất trong quá trình thi công vữa chống cháy là xử lý trên bề mặt kim loại của khung sắt thép, quyết định mức độ thẩm mỹ, độ bám và khả năng bảo vệ của vữa.

Trong các công trình xây dựng & công nghiệp, quá trình này thường được sử các loại máy phun cát hoặc máy phun bi, và nước để làm sạch bề mặt kim loại số lượng lớn. Phải đạt tiêu chuẩn SA 2.0 trở lên.
Lưu ý: trong quá trình thi công phải xem xét ở bề mặt sắt, thép có bị gỉ và có dính lớp sơn cũ hay không, nếu có phải xử dụng các biện pháp xử lý như: Dùng xăng xe máy hoặc các dung môi phù hợp để xử lý được bề mặt thi công.

Bước 2 Thi công sơn lớp sơn chống gỉ

Sử dụng sơn lót chống rỉ để bảo vệ kết cấu của lớp sắt thép khỏi các tác nhân ăn mòn, giữ cho bề mặt của sản phẩm luôn có độ sáng và luôn bền màu
Ở Lớp sơn lót chống rỉ thường có thành phần chính là nhựa alkyd hoặc epoxy, phù hợp với từng bề mặt sắt thép truyền thống hoặc kim loại mạ kẽm. Vì vậy, lớp sơn này có khả năng chống chịu cao và bảo vệ sắt thép hiệu quả ở các môi trường dễ bị ăn mòn. Ngoài ra còn giúp tăng độ bám dính giữa vữa sau khi kết khối và bề mặt vật liệu nền,

Bước 3: Thi công lớp lưới thép

Sau khi hoàn thành bước thi công sơn lớp sơn lót chống rỉ, thực hiện thi công lớp lưới lưới dập giãn (Lati thép) hay còn gọi là thép gia cường. Loại lưới thép này được dập từ tấm thép sau đó kéo giãn bằng các loại máy móc hiện đại.

Nên chọn các loại lưới thép có độ dày từ 0.5 đến 1mm và ở phía mắt lưới dày 10 đến 20mm. Cố định bề mặt bằng cách bắn đinh hoặc quấn quanh vật liệu.

Bước 4: Thi công vữa chống cháy thạch cao

Lớp vữa chống cháy có độ dày khác nhau từ 12.5 – 50mm, tùy thuộc vào độ chống cháy

Thi công vữa chống cháy bằng cách trét hoặc phun lên bề mặt
Tỉ lệ pha trộn giữa vữa/nước: 0.8kg/1 lít nếu bạn thi công bằng phương pháp phun và 0.6kg/1 lít nếu thi công bằng phương pháp trét

Bước 5: Thi công lại lớp sơn phủ màu

Lớp sơn phủ màu có tác dụng tăng độ chống thấm thẩm mỹ của vật liệu để giúp cho công trình đem lại sự an toàn và tính thấm mỹ

Thi công sau khi thi công lớp vữa ≥ 24h để đảm bảo được lớp vữa và lớp sơn phủ màu được dính chặt.

Bước 6: Nghiệm thu đánh giá công trình

Sau khi quá trình thi công vữa chống cháy, tiến hành kiểm tra, nghiệm thu toàn bộ dự án và bàn giao.

Một số đặc điểm của vữa chống cháy

Vữa chống cháy có một số đặc điểm sau:

  • Tính chịu nhiệt cao
  • Khả năng chống chịu va đập, chịu lực nén
  • Không bị vôi hóa sau khi bị đốt cháy
  • Có khả năng cách âm tốt
  • Không chứa các chất độc hại.
  • Sử dụng đơn giản và thuận tiện

Hy vọng qua bài viết này Tâm Bảo An đã cung được những thông tin cho bạn biết về vữa chống cháy và quy trình các bước thi công của vữa chống cháy

Với đội ngũ chuyên gia tư vấn đến từ Đại học PCCC- BCA cùng các kỹ sư đầu ngành trong lĩnh vực PCCC, chúng tôi luôn tự hào là đơn vị tư vấn, thiết kế, thi công, bảo trì hệ thống PCCC và vật liệu chống cháy hàng đầu của Việt Nam. Tâm Bảo An luôn đi đầu, tiên phong và cùng đồng hành cùng quý công ty về sự an toàn của xã hội và hạnh phúc của mọi nhà.

Mọi chi tiết liên hệ

  • CÔNG TY TNHH TÂM BẢO AN
  • MST: 0313800188
  • Địa chỉ: Số 71/13 Liên Khu 5-11-12, Khu Phố 5, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
  • VPGD: Số 91 đường số 3 KDC Hồng Long, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
  • Hotline: 02866.818.660 – 0902.306.114
  • Email: tambaoanpccc@gmail.com

Đăng ký tư vấn và tải bảng giá






     

    5/5 - (224983 bình chọn)

    Tải bảng giá | Sau 5 phút

    Thông tin được gửi trực tiếp qua Zalo / Viber / Email.